CHĂM SÓC MẮT CHO TRẺ

11/01/2024
CHĂM SÓC MẮT CHO TRẺ

 

CHĂM SÓC MẮT CHO TRẺ

Trong cơ thể người, đôi mắt là bộ phận mỏng manh cần được chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi trẻ có đôi mắt khỏe mạnh sẽ có được tầm nhìn tốt, giúp bé học hỏi và khám phá xung quanh. Việc có thể nhìn rõ hết sức quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Để đảm bảo được một đôi mắt khỏe mạnh, dưới đây là 5 cách để chăm sóc mắt cho bé tốt hơn!

                                 

  • 8 DẤU HIÊU CẢNH BÁO MẮT TRẺ CÓ VẤN ĐỀ VÀ CẦN ĐƯỢC ĐI KHÁM:
  • Trẻ sinh non thiếu kí
  • Gia đình có tiền sử bệnh mắt 

Vd: Trẻ có cha mẹ/ anh chị em bị cận thị, lé, …

  • Trẻ nheo mắt, chớp mắt thường xuyên.
  • Trẻ có tư thế đầu bất thường khi xem TV, khi giao tiếp.

Vd: Trẻ nghiêng đầu/ xoay đầu sang bên để nhìn (Nghi ngờ có lác/lé)

  • Trẻ thường xuyên di chuyển lại gần TV để xem.
  • Đỏ mắt, chảy nước mắt thường xuyên, hay dụi mắt.
  • Than phiền có đau đầu, mỏi mắt hoặc thấy hai hình.
  • Hai mắt không cân xứng/ sụp mi.

                                                                              CÁC TIP CHĂM SÓC MẮT CHO TRẺ:

1/ Khám mắt định kỳ: Mỗi 6 tháng

  • Cho trẻ khám mắt toàn diện mỗi 6 tháng 1 lần, trẻ 6 tháng tuổi nên được khám mắt lần đầu.
  • Những trẻ sinh non/thiếu ký nên cho trẻ đi khám mắt với bác sĩ
  • Phát hiện sớm những bất thường: Bệnh võng mạc trẻ sinh non, viễn thị độ cao,…
  • Can thiệp kịp thời giúp bảo vệ thị lực của trẻ.

                         

2/ Chế độ dinh dưỡng lành mạnh:

  • Ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, E, C và axit béo Omega 3.
  • Hạn chế tối đa đồ ngọt ( Đồ ngọt làm nặng thêm các tình trạng viêm nhiễm của mắt như lẹo)

                             

3/ Tăng thời gian hoạt động ngoài trời: (outdoor time)

  • Là phương pháp đơn giản và tiết kiệm nhất đem lại hiệu quả trong kiểm soát cận thị ở trẻ.
  • Giảm yêu cầu điều tiết, quy tụ trong giời gian dài, cho mắt được nghỉ ngơi, hạn chế mỏi mắt và những rối loạn liên quan đến điều tiết.

                             

4/ Sử dụng kính với các lớp phủ chống UV, ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt:

  •  Hạn chế các tia có hại từ ánh sáng mặt trời/ thiết bị điện tử gây chóa, khó chịu cho mắt.
  • Hạn chế yếu tố nguy cơ từ as mặt trời gây các hiện tượng thoái hóa tại mắt như : mộng thịt, mộng mỡ, đục thủy tinh thể.

                             

5/ Để các đồ vật sắc nhọn, hóa chất, nước sôi khỏi tầm tay trẻ:

  • Nhiều chấn thương tại mắt gây mắt có thể gây mất thị lực vĩnh viễn

6/ Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, nhìn gần nhiều:

  • Sử dụng thiết bị điện tử/ nhìn gần nhiêu:
  • Yếu tố nguy cơ gây tăng cận
  • Khiến mắt luôn trong trạng thái làm việc => mỏi mắt, rỗi loạn điều tiết,…
  • Cho mắt được nghỉ ngơi khi làm việc nhìn gần nhiều : quy tắc 20/20/20
  • Mỗi 20p nhìn gần cho mắt nhìn xa 20 feet (6m) trong 20s

7/ Giữ vệ sinh mắt:

  • Giữ vệ sinh tay, không dùng tay dơ dụi mắt có thể tăng khả năng viêm nhiễm các tuyến bờ mi gây viêm bờ mi, chắp/lẹo
  • Đo mắt, cắt kính tại nơi uy tín:
  • Tránh đeo lố độ, sai độ ( Rất phổ biến tại Việt Nam )
  • Không dụi mắt:
  • Dụi mắt gây trầy/ tróc biểu mô giác mạc
  • Là yếu tố nguy cơ của “ giác mạc chóp” 
  • Ngứa mắt/ dụi mắt nhiều cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và loại trừ giác mạc chop.

Nguồn: Matkinhbenhvien.com | Bài viết chuyên môn về mắt | Chăm sóc mắt cho trẻ

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Follow chúng mình để cập nhật những sản phẩm mới nhất nhé!